Bệnh sâu răng là gì? Sâu răng là loại bệnh rất phổ biến và rất dễ mắc phải nhất là đối với trẻ nhỏ. Nguyên nhân chính chủ yếu gây ra là do các loại vi khuẩn (cụ thể là các loài Lactobacillus, Streptococcus mutan, và các loài Actinomyces). Các vi khuẩn này tạo ra axit làm cho men răng bị tổn thương, nhiễm trùng tạo lên lỗ hổng trên bề mặt răng. Vậy làm cách nào để điều trị được bệnh sâu răng? Bài viết dưới đây sẽ giúp cho bạn những thông tin cần biết về bệnh sâu răng một cách hiệu quả nhất.
Những thông tin cần biết về bệnh sâu răng
Nguyên nhân gây bệnh sâu răng
Có 3 yếu tố quan trọng thường dẫn tới sâu răng nhất là:
- Do vi khuẩn,
- Do thức ăn thừa (nhất là thức ăn có chưa đường)
- Do thời gian.
Từ 3 nguyên nhân trên sẽ dẫn tới sâu răng. Vi khuẩn tồn tại trong răng và bám trên bề mặt răng nhờ lớp mảng bám răng. Vi khuẩn sống nhờ vào thức ăn thừa, nhất là đồ có chứa đường vẫn còn tồn tại trong răng. Thức ăn thừa đó để lâu ngày sẽ trở thành mảng bám. Nhờ đó chúng có thể dùng nó để hình thành, phát triển sô lượng vi khuẩn. Đồng thời chúng tạo chất acid để làm mềm men răng và ăn mòn tạo lên lỗ hổng trên bề mặt của răng. Khi vi khuẩn tạo ra lỗ hổng trên bề mặt răng thì những thứ ta ăn nhờ đó mà bám lại trên răng, làm cho vi khuẩn phát triển mạnh hơn dẫn tới quá trình phá hủy răng của chúng ta diễn ra 1 cách nhanh chóng.
Dấu hiệu phát hiện bệnh sâu răng
- Nhìn thấy lỗ sau, màu đen trên bề mặt răng
- Cảm thấy răng đau buốt: khi dùng tăm kích thích, thức ăn lọt vào bên trong lỗ, khi ăn thức ăn quá lạnh, quá nóng…. Răng sẽ hết đau buốt khi ngừng kích thích
- Nếu cảm thấy răng bị đau buốt khi không có tác nhân nào gây kích thích vào vùng răng bị sâu thì đó là dấu hiệu nhiễm trùng chân răng, tủy răng.
Cách điều trị bệnh sâu răng
- Nếu phát hiện bề mặt răng có lỗ hổng màu đen thì nên cạo bỏ phần bị sâu rồi đổ các chất fluorine, calcium, phosphate vào nơi răng bị sâu để ngăn ngừa sự phát triển và kích thích sự tái tạo lại răng.
- Sử dụng các loại thuốc có tính sát khuẩn
- Nếu lỗ sâu phát triển lớn thi lên tới nha sĩ để nạo hết phần bị sâu r hàn chèn vào cùng bị sâu.
Phòng tránh bệnh sâu răng
- Thường xuyên vệ sinh răng miệng: sáng, trưa và tối trước khi đi ngủ
- Sử dụng các loại nước súc miệng có dung dịch sát khuẩn
- Không nên ăn thức ăn ngọt có chưa nhiều đường (nhất là buổi tối)
- Sử dụng bàn chải đánh răng riêng Ở trẻ nhỏ tuổi thay răng k nên ăn thức ăn cứng hoặc quá chua. Tránh làm hỏng men răng, sứt mẻ răng để tạo lỗ hổng cho thức ăn bám vào răng
Ngoài ra muốn tránh được các nguy cơ bị sâu răng thì bạn nên chú ý chăm sóc răng miệng thường xuyên, và ít nhất đánh răng 2 lần/ngày. Và trên đây là những thông tin cần biết về bệnh sâu răng, để giúp bạn luôn có 1 hàm răng chắc khỏe và trắng sáng.
Lưu ý: Các bình luận sẽ được duyệt trước khi đăng và trả lời. Vui lòng bình luận bằng tiếng việt có dấu, tuân thủ đúng quy định của chúng tôi